Hiện tượng tương tác giữa các loa trong 1 thùng loa nhiều đường tiếng, trong 1 thùng loa ít nhất có 2 thùng trở lên 1 loa bass, và 1 loa treble, hoặc 1 loa bass,1 loa mid và 1 loa treble có 3 đường, điều mà chúng ta muốn trao đổi là sự tương tác giữa các củ loa với nhau trong quá trình hoạt động diễn ra thế nào, khi củ loa hoạt động màng loa rung khi dòng điện từ amply đi ra qua bộ phân tần đi vào từng loa thì loa rung lên qua tần số mà người thiết kế muốn nó kêu, xét về mặt năng lượng thì loa bass có cường độ rung lớn nhất rồi loa trung yếu hơn, loa treble rung yếu nhất, biên độ của các tần số cao nhỏ, màng loa treble cũng nhỏ so với loa bass. 3 loa trên khi hoạt động để phát ra bản nhạc cùng dao động 1 lúc, do đặc điểm của bộ phân tần chia tần số vào 3 loa này nên nó rung ở tần số khác nhau với cường độ khác nhau, lắp trên mặt gỗ phẳng mặt trước của loa, khi cả 3 cùng rung thì tác động lẫn nhau, tác động cơ học của tấm ván, giả sử 3 loa lắp cùng tấm ván thì loa bass làm rung tấm ván trước của màng loa và nó truyền tiếp vào loa trung và loa treble, các dao động của tiếng nó bị điều chế bởi độ rung của tiếng bass truyền vào loa treble, tương tự như vậy với loa trung cũng vậy nó có độ méo, không còn trung thực, tinh khiết. Để hạn chế điều này các nhà sản xuất loa làm vật liệu cứng dày lên, hạn chế độ rung, có gioăng đệm bằng cao su, có đệm giảm chấn làm giảm tương tác từ 3 củ loa nói trên. (nó xảy ra với bất kỳ ở loa nào – tương tác mặt trước của ván loa)
Tương tác giữa các luồng khí đằng sau loa với nhau, tất cả các loa bass đều hở xương loa, khi màng loa dao động đẩy khối lượng khí ra phía ngoài đẩy ra ngoài nhưng sau đó nó ép lượng khí vào trong thùng loa, nếu thùng loa dù thùng có lỗ hay thùng kín luôn chịu áp lực sóng âm hoặc chịu áp lực ngược lại, nếu đối với loa trung và loa tes luôn luôn phải kín lưng nhất là loa tes, gây sức ép mặt sau của loa trung và loa tes, nón giấy bọc kín bằng kim loại dẫn đến loa trung và loa treble không bị ảnh hưởng, thùng loa không có tác dụng về mặt âm học. Có 1 số loại loa trung có hở đằng sau thùng, chùm kín thùng để khối không khí được cô lập, không liên quan đến khối khí chung của loa bass.
Cách khắc phục của đôi loa, khi chưa tác động vào màng loa cả vol kế và điện sóng đều không có dòng điện xoay chiều, khi tôi gõ vào màng loa thấy trên máy hiện sóng có các xung, nếu gõ nhanh tay hơn thì nhịp xung cũng mau hơn và ngược lại.
Khi màng loa dao động tạo nên sức điện động từ điện áp amply đưa vào nhưng bản thân màng loa chuyển động sinh ra điện áp ngược chiều gọi là sức điện động phản hồi đưa ngược lại, khi tác động 1 lực vào dẫn ra các cọc loa này đấu vào bộ phân tần, các cọc ra của bộ phân tần đấu chung vào 1 điểm, phần dương, phần cũng đấu chung 1 điểm được phân cách bằng điện trở… Khi loa bass hoạt động sinh ra sức điện động Loa trung và loa treble cũng chịu điện áp gây ra méo tiếng của loa trung và loa treble, mặc dù loa trung và tes đều có tụ cản nhưng tương tác ngược. Dòng điện đi vào loa không tuyệt đối của hình sin, là hình sin tổng hợp có rất nhiều xung nhọn tùy theo âm nhạc dẫn đến điện áp phản hồi cũng như vậy, tác động quay trở lại tần số cao – sinh ra sức điện động – gây ra hiện tượng méo tiếng, tạo ra âm thanh mới, những tín hiệu do loa tạo ra không có phép đo nào đo được, đây chính là tương tác thứ ba. Tương tác của sức điện động phản hồi. Cả ba tương tác trên đều rất phức tạp